Bạn có biết tuổi thọ của ổ cứng SSD bao lâu?

 Chắc bạn đã từng thắc mắc là ổ cứng SSD có tuổi thọ trong bao lâu? Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đáp án, mấy năm cần thay ổ SSD cũ một lần. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé.

Tuổi thọ ổ cứng SSD là bao lâu?

Nhìn chung, tuổi thọ ổ cứng phụ thuộc vào:

  • Tuổi thọ tiêu chuẩn của ổ cứng SSD.
  • Số terabyte dữ liệu có thể ghi của ổ cứng.
  • Số lượng dữ liệu bạn có thể ghi trên một đơn vị thời gian nhất đinh (ví dụ như tiếng, ngày) như hãng công bố. 

Ngoài ra, tuổi thọ của ổ cứng SSD phụ thuộc vào cách sử dụng của bạn thì ổ cứng có tuổi thọ khác nhau. 

Chúng ta không thể chắc chắn tuổi thọ ổ cứng SSD con số chính xác 100%.

Vậy bao lâu thì cần thay ổ cứng SSD?

Theo các nghiên cứu thì ổ cứng sẽ sống "thọ" tới mức khi bạn chuẩn bị vứt bỏ dàn máy cũ để nâng cấp lên dàn máy mới thì chúng sẽ vẫn hoạt động tốt thêm một thời gian nữa.

Như vậy, bạn có thể yên tâm về thời hạn sử dụng ổ cứng SSD rồi đấy. Mặc dù vậy, giống như các linh kiện điện tử khác, ổ SSD vẫn có thể "chết" sau một cú sốc điện, cháy, nổ,... Do vậy, mình xin giới thiệu 3 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ của ổ cứng SSD nhé.

Cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ của ổ cứng SSD

1. Tránh nhiệt độ cao

Trong khi hầu hết người dùng chẳng phải lo lắng về vấn đề nhiệt độ cao, SSD của họ luôn được an toàn trong 1 hệ thống máy tính ở nhiệt độ cho phép. Các doanh nghiệp hay nhà cung cấp máy chủ, đối tượng sử dụng rất nhiều SSD để lưu trữ và xử lý dữ liệu quan trọng, vấn đề nhiệt độ vô cùng được quan tâm. Hãy luôn giữ SSD ở một nơi thoáng mát, không quá nóng cũng không quá lạnh để tránh dữ liệu lưu trữ trong SSD hoàn toàn có thể bị hỏng hoặc biến mất khi ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

2. Tránh mất điện đột ngột

Việc mất điện đột ngột có thể phá hỏng nhiều phần cứng trong máy tính của bạn, bao gồm cả SSD. Cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng điện không ổn định là sử dụng các bộ lưu điện UPS. Các thiết bị UPS có chức năng như 1 bình ác quy cực lớn trong gia đình, nó sẽ đảm bảo các thiết bị điện tử không gặp vấn đề khi mất điện đột ngột.

3. Luôn giữ một dung lượng trống nhất định

Về cơ bản, SSD có cơ chế hoạt động là ghi đè lên các vùng dữ liệu khác nhau. Khi phải ghi đè lên các vùng dữ liệu cũ, tốc độ sẽ chậm hơn hẳn so với khi ghi mới, điều này lý giải tốc độ của SSD khi ổ đĩa trống luôn nhanh hơn lúc SSD gần hết dung lượng lưu trữ.

Ngoài ra, cơ chế ghi đè này đôi khi khiến một số dữ liệu sẵn có gặp nguy hiểm, dù là không nhiều nhưng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng tới thông tin trong ổ đĩa của bạn, đặc biệt là các vùng dữ liệu lâu không được sử dụng tới. Bởi vậy, bằng cách xóa bớt hoặc chuyển các dữ liệu ít sư dụng sang một HDD khác, SSD sẽ hoạt động tốt hơn và bền bỉ hơn.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm. 

Nguồn tổng hợp

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Tìm hiểu các mã lỗi ở BIOS mainboard Supermicro X9/X10

"Bài học đắt giá" - Meta bị phạt vì vi phạm luật cạnh tranh

Tìm hiểu về trình quản lý iDRAC9 trên Server Dell PowerEdge